những tác hại của ruồi | nguy cơ phát tán bệnh truyền nhiễm cho người

con ruồi

Trong nhà bạn có ruồi không ? Bạn có bị con ruồi , muỗi gây phiền phức, ảnh hưởng đến cuộc sống cuả bạn ? Bạn có biết, ruồi, loại côn trùng nhìn như bình thường này. Trên khắp cơ thể đều mang theo các vi trùng, vi khuẩn từ những nơi kém vệ sinh nhất. Chúng mang tới nguồn thức ăn của con người thông qua đặc điểm sống của chúng. Những tác hại của ruồi thông thường là các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa. Các bệnh như ngộ độc thức ăn, kiết lỵ, tiêu chảy, lỵ trực trùng, lỵ amíp, tả, thương hàn, giun, sán,…Những bệnh này làm ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng cuộc sống của gia đình bạn.

Đầu tiên là đặc điểm cuả con ruồi

loài ruồi phát triển nhanh chóng
loài ruồi phát triển nhanh chóng

Loài ruồi có tên khoa học là Musca domestica. Thông thường, ruồi nhà sống rất gần gũi với con người trên thế giới. Chúng thường sống ở những khu dân cư, các chuồng – trại, khu vực chứa nhiều thực phẩm hoặc chứa rác thải.

Chỉ riêng tại Việt Nam, đã xác định được 172 loài ruồi trong các khu dân cư. Trong đó 70 loài ruồi gần nhà.

Tốc độ sinh sản của ruồi rất nhanh, ruồi cái có thể đẻ 150 trứng trong vòng 5-6 ngày. Môt con ruồi cái đã đẻ nhiều như vậy. Các bạn có thể hình dung được với 172 loài ruồi thì chỉ trong vài tuần chúng có thể bùng phát số lượng lớn đến thế nào.

Loài ruồi hoạt động chủ yếu vào ban ngày khi chúng tìm thức ăn và giao phối, còn về đêm thì đậu yên. Khi không tìm thức ăn, chúng thường đậu ở sàn nhà, tường, trần nhà, ngoài bờ rào,trên dây thép, tolet , thùng rác, dây phơi quần áo,…

Những tác hại của con ruồi

Ảnh hưởng đến môi trường sống.

Khi ruồi nhiều, nó sẽ gây khó chịu cho con người khi làm việc và nghỉ ngơi.

Các chất bẩn mang trên thân, chân, vòi … của con ruồi làm bẩn nhà cửa, đồ đạc. Sự có mặt của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh.

Vào những ngày mưa nồm và có nhiều thức ăn thì chúng thường xuất hiện nhiều hơn

Trong những bữa ăn, buổi tiệc. Ruồi xuất hiện làm mất mĩ quan, không đảm bảo vệ sinh. Khiến chúng ta không vui và làm giảm cảm giác ngon miệng khi ăn.

Người xưa có câu đố vui về con ruồi như thế này :  Vừa bằng hạt đỗ – Ăn giỗ cả làng. Như vậy có thể thấy được rằng, nếu con ruồi mang bệnh, chúng sẽ chuyền bệnh đi rất xa.

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

ruồi đậu trên thức ăn. mang theo bệnh dịchruồi đậu trên thức ăn. mang theo bệnh dịch
ruồi đậu trên thức ăn. mang theo bệnh dịch

Loài ruồi thường kiếm thức ăn ở những bãi rác , những khu vực bẩn. Khi chúng kiếm ăn, Ruồi có thể mang theo mầm bệnh bên mình. Mầm bệnh có thể dính ở bề mặt ngoài cơ thể ruồi, cũng có thể được nuốt vào trong dạ dày với thức ăn. Khi ruồi tiếp xúc với người và đậu vào thức ăn, mầm bệnh sẽ qua đó được truyền đến con người.  Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống …

Những bệnh do ruồi lây nhiễm như:

+ Bệnh qua đường tiêu hóa: tiêu chảy, bệnh giun sán, kiết lỵ, ỉa chảy, thương hàn, tả ,…

+ Nhiễm trùng mắt : mắt hột

+ Một số bệnh ngoài da: bệnh ngoài da cấp tính, nấm, mụn cóc, phong,…

 Cách phòng chống và diệt trừ con ruồi

Cách phòng chống ruồi – những tác hại của ruồi

nên đậy thực phẩm kỹ để tránh ruồi
nên đậy thực phẩm kỹ để tránh ruồi

Vệ sinh môi trường sống.Đây là bước quan trọng nhất trong tất cả các biện pháp kiểm soát ruồi.

Chúng ta cần phải làm mất đi nơi đẻ trứng của ruồi như : thu dọn rác , chất thải, dọn dẹp nhà, nhà bếp, kho,… đậy kín nhà vệ sinh, các chuồng – trại súc vật.

Nơi chăn nuôi gia cầm vùng nông thôn cần phải có rãnh thoát nước. Phần nền, sàn nên làm bằng bê tông và hàng ngày phải dọn dẹp,  rửa sạch. Thu dọn phân thành đống và đậy lại bằng tấm nhựa, nên làm khô phân hạn chế sự phát triển của ruồi.

Không cho ruồi tiếp xúc với đồ ăn , đồ uống , vật dụng trong nhà bếp. Đối với thức ăn, đồ uống cần đậy kín, tránh ruồi đậu vào.
Khi đi ngủ, chúng ta nên buông màn để tránh tiếp xúc với ruồi và những côn trùng khác như muỗi, bướm, con giời,…

♥  Cách diệt trừ con ruồi – giảm những tác hại của ruồi

Diệt ruồi theo cách thủ công – giảm những tác hại của ruồi 

sử dụng keo dính ruồi
sử dụng keo dính ruồi

Sử dụng các loại bẫy keo dính ruồi, máy đuổi ruồi,….

Dùng túi ni nông đựng nước máy. Lợi dụng cơ chế ánh sáng phản quang đánh lạc hướng ruồi, khiến ruồi bay đi nơi khác.

Dùng hỗn hợp nước xà phòng đậm đặc dụ ruồi bay vào bẫy nước rồi chết trong chậu nước.

Diệt ruồi theo các loại thuốc – giảm những tác hại của ruồi 

Chúng ta có thể diệt trừ ruồi bằng các loại thuốc hóa học như: thuốc Agita Fly 100, thuốc Fendona 10SC, thuốc VIPER 50EC, thuốc PROLY 2.5CS, thuốc ICON 2.5CS, thuốc VIPESCO, thuốc QUICK BAYT, thuốc RADO,…

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc hoá học nên phun định kỳ 3-5 tháng 1 lần tuỳ theo số lượng của ruồi. Chúng ta không nên tự ý phun xịt quá nhiều hay lạm dụng thuốc hoá học. Sử dụng thuốc quá nhiều không tốt cho sức khỏe con người và sẽ khiến ruồi dễ kháng thuốc.

Diệt ruồi bằng đèn bắt côn trùng

Bạn có thể diệt ruồi một cách nhanh gọn bằng đèn bắt côn trùng. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đèn bắt côn trùng như:

Đèn diệt côn trùng Maxx 150,

đèn bắt muỗi MAXX- 100
ĐÈN BẮT MUỖI BIO-V01

ĐÈN DIỆT CÔN TRÙNG MAXX 100X

BẪY ĐÈN BẮT MUỖI BIO-02

đèn bắt muỗi
đèn bắt muỗi

 

 

đèn bẫy côn trùng Maxx 100x
đèn bẫy côn trùng Maxx 100x

 

 

Trên đây là những tác hại của con ruồi tới mọi gia đình. Shopcontrung chúng tôi hi vọng, qua bài viết trên các bạn có thể thấy được tác hại của ruồi và tìm được cho mình cách diệt ruồi hiệu quả tốt nhất.

One thought on “những tác hại của ruồi | nguy cơ phát tán bệnh truyền nhiễm cho người

  1. Pingback: Chia Sẻ cách đuổi (Diệt) ruồi tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0704127758
0704127758
Quỳnh Trang
0704127758
Kinh Doanh
0704127758
Tư Vấn
0704127758