BÍ QUYẾT cách trị mọt trong gạo Dễ Dàng ít ai biết!

con mọt gạo

Đối với các bà nội trợ, con mọt là loại côn trùng không còn xa lạ. Chúng không chỉ phá hoại ngũ cốc trong nhà  mà còn làm giảm chất lượng của ngũ cốc. Trong đó phổ biến nhất vẫn là mọt gạo. Mỗi khi nấu cơm, nhìn đến con mọt trong gạo chúng ta đều rất đau đầu. Bạn đã thử rất nhiều cách nhưng vẫn không có biện pháp diệt trừ chúng tận gốc? Hôm nay shopcontrung chúng tôi gửi đến bạn những cách bảo quản gạo và cách trị mọt gạo tại nhà đơn giản và hiệu quả.

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu mọt gạo là gì?

con mọt gạo
con mọt gạo

Mọt gạo là một loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ cốc bao gồm lúa mì, gạo và ngô. Mọt gạo không phải do gạo cũ tạo thành mà là trứng của mọt gạo đã bám vào hạt thóc, hạt gạo từ giai đoạn thu hoạch lúa. Sau một thời gian, với các điều kiện thích hợp, trứng mọt nở thành con mọt đen trong gạo. Khi mọt trưởng thành,  mỗi con mọt dài khoảng 2 mm với mỏ có răng sắc dài. Thông thường chúng có màu nâu hoặc đen nhưng nhìn kỹ thì có màu ánh cam đỏ phân trên vỏ cánh.

Mọt gồm có những loại nào?

hạt ngũ cốc
hạt ngũ cốc

Mọt ăn hại ngũ cốc gồm có

Mọt gạo (Sitophilus oryzae)
Mọt gạo sẽ gây hại cho các loại hạt như gạo, ngũ cốc, ngô, lúa mì. Mọt gạo trưởng thành có mỏ dài và thường dài khoảng 2 mm. Mọt gạo có màu nâu hoặc đen, trên vỏ cánh có bốn điểm màu cam hoặc đỏ phân bố thành chữ thập.

Mọt gạo trường thành có tuổi thọ 2 năm. Mọt gạo không thể sống ở nhệt độ cao quá hoặc thấp quá. Vậy nên chúng ta có thể dựa vào đây để diệt mọt. Bằng cách làm nóng ở 60 độ C (tương đương 140 độ F) trong 15 phút hoặc làm lạnh ở −18 độ C (tương đương 0 độ F) trong 3 ngày.

Mọt đậu hay còn gọi là bọ cánh cứng hạt (Bruchinae)

Mọt đậu là côn trùng gây hại cho các loại hạt của nhiều loại đậu và phần lớn quãng đời chúng sống trong những hạt cây mà chúng ăn.

Mọt cứng đốt hay còn gọi là mọt TG (Trogoderma granarium)
Mọt cứng đốt là một loài bọ cánh cứng trong họ Dermestidae. Mọt cứng có nguồn gốc ở Nam Á và được xếp trong 100 loài xâm hại mạnh nhất trên thế giới. Rất khó để kiểm soát mức độ phá hoại của mọt cứng đột vì chúng có thể sống sót trong thời gian dài mà không có thức ăn.

Ngoài ra, chúng thích sống ở nơi có điều kiện khô, thích ăn những thực phẩm có độ ẩm thấp, và có khả năng kháng một số thuốc trừ sâu.

Mọt lạc serratus (Caryedon serratus)
Là một loài côn trùng thuộc bọ cánh cứng trong họ Bruchidae. Mọt lạc được liệt kê vào đối tượng kiểm dịch nhóm I, là nhóm những vi sinh vật có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng với thực vật.

Những tác hại của con mọt

Chúng không những gây mất thẩm mỹ cho gạo, mà còn khiến giá trị dinh dưỡng cũng như vị ngon của gạo bị giảm đi. Khi mọt ăn gạo, chúng dùng vòi đục một lỗ nhỏ và đẻ trứng vào đó. Trứng nở, mọt con lớn dần lên ăn gần hết phần tinh bột bên trong hạt, chỉ để lại lớp vỏ mỏng không có giá trị dinh dưỡng, làm giảm chất lượng của gạo. Hơn nữa, gạo bị mọt tấn công nếu mang đi nấu cơm thì không còn hương vị thơm ngon.

Một số cách giúp bạn bảo quản gạo khỏi mọt

1.Dùng ớt để trị mọt, bạn có thấy ngạc nhiên.

Dùng ớt để trị mọt
Dùng ớt để trị mọt

Ngoài con người, mọt gạo cũng rất nhạy cảm với vị cay nồng của ớt tác động đến khứu giác. Ta có thể sử dụng ớt cay để đuổi mọt gạo ra khỏi thùng dự trữ. Cách dùng ớt đuổi mọt gạo thực hiện rất đơn giản, ta chỉ cần cho vài quả ớt ( quả ớt chỉ thiên càng tốt) đã tách bỏ hạt cho vào một bát con. Đặt trong thùng gạo rồi đậy kín, mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi.

Sau đó ta sàng gạo sạch sẽ rồi cho gạo vào thùng nhựa kín. Đặt ở ngăn mát của tủ lạnh trong 4-5 ngày để ấu trùng mọt gạo không thể nở thành con.

2.Bảo quản gạo trong tủ lạnh để trị mọt

Bảo quản gạo trong tủ lạnh để trị mọt
Bảo quản gạo trong tủ lạnh để trị mọt

Vì gạo là loại thực phẩm hút ẩm cao nên chúng ta cần bảo quản ở nơi thật thoáng mát, khô ráo. Ở nhiệt độ thấp sẽ tiêu diệt và ngăn chặn trứng mọt sinh sôi phát triển. Bạn có thể để gạo trong tủ lạnh khoảng 4 – 5 ngày trước khi cho vào thùng đựng gạo.

Tuyệt đối không để gạo ở những nơi có độ ẩm cao và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào. Nắng và độ ẩm có thể làm cho gạo bị giảm sút chất lượng, hoặc mất đi hương vị, chất dinh dưỡng trong gạo. Đây được cho là cách diệt mọt gạo hiệu quả.

3.Dùng máy sấy tóc để trị mọt gạo

Mọt gạo không thể sống ở nhệt độ cao, vậy nên chúng ta có thể dựa vào đây để diệt mọt. Máy sấy với nền nhiệt cao, khi chúng ta dùng máy sấy thổi hơi nóng vào thùng gạo, chúng sẽ bị áp lực của hơi nóng mà chết. Ngoài ra chúng sẽ ngoi lên để bò đi chỗ khác lẩn trốn
Cách thực hiện rất dễ dàng. Trước tiên, phải trải gạo đã có mọt xuất hiện ra một mặt phẳng, rồi bật máy sấy lên hong gạo cho nóng. Sức nóng từ máy sấy tóc sẽ tác động khiến mọt sẽ bò lên mặt, lúc này bạn chỉ cần gom lại và xử lý.

Sau đó, cho gạo vào tủ lạnh để diệt những ấu trùng và trứng còn sót lại.

4.Bảo quản gạo bằng tỏi

diệt mọt bằng tỏi
diệt mọt bằng tỏi

Đầu tiên bạn cứ cho gạo vào hộp nhựa hoặc thùng to có nắp đều được.
Sau khi cho hết gạo vào rồi thì bạn lấy vài tép tỏi bóc vỏ đi rồi cho tỏi lên trên gạo. Tùy theo hộp gạo to hay nhỏ mà bạn tăng giảm lượng tỏi nhé. Sau khi cho tỏi vào thì bạn đậy nắp kín lại là được.
Tỏi có tác dụng ngăn mọt tấn công và sinh sôi. Vậy nên gạo bạn mua về có trữ lâu cũng hoàn toàn sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe.

5.Bảo quản gạo trong túi kín

Khi đi mua gạo, chúng ta nên đựng gạo vào túi có kích thước vừa với số lượng gạo dự định mua. Nếu bạn có số lượng gạo lớn, hãy bảo quản gạo trong túi ni lông kín, khô. Bởi độ ẩm là môi trường cho mọt sinh sôi, phát triển.

6.Bảo quản gạo bằng hộp nhựa, chai nhựa để trị mọt

để gạo trong hộp nhựa
để gạo trong hộp nhựa

Khi sử dụng hộp nhựa, chai nhựa để đựng gạo. Bạn cần chú ý hộp đựng phải khô hoàn toàn. Nếu có nước đọng bên trong thì gạo sẽ bị ẩm mốc càng gây hại hơn nhé.
Sau khi đổ gạo đầy hộp, đầy chai thì vặn nắp chai thật chặt và mang chai đặt nơi khô ráo.
Dùng hộp nhựa, chai nhựa kín thế này thì mọt, bụi bẩn không thể trộn lẫn vào gạo. Từ đó gạo vừa vệ sinh vừa an toàn cho cho sức khỏe.

Những lưu ý và cách bảo quản gạo khỏi mọt.

Bảo quản gạo trong thùng kín cần vệ sinh vật dụng đựng gạo trước khi cho gạo vào. Để thực hiện điều hãy rửa sạch sẽ thùng đựng gạo, phơi khô trước khi cho gạo vào.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thùng đựng gạo. Vì vi khuẩn, nấm mốc và trứng mọt luôn tiềm ẩn trong môi trường tự nhiên, chúng có quá nhiều cách để thâm nhập vào xung quanh thùng gạo. Bảo quản gạo trong tủ lạnh 4-5 ngày (tiêu diệt trứng mọt trong gạo) trước khi nấu.

Không nên mua quá nhiều gạo một lúc.

gạo ngon đất Việt
gạo ngon đất Việt

Khi mua nhiều gạo, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc bảo quản cũng như kiểm tra gạo. Trong trường hợp gạo bị nhiễm mọt hoặc mốc, hỏng thì phải vứt đi càng nhiều. Nếu không phải thực cần thiết, bạn nên mua một lượng gạo đủ dùng. Khi nào hết thì mua tiếp.

Chọn đúng vật dụng để đựng gạo

thùng nhựa đựng gạo
thùng nhựa đựng gạo

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thùng đựng gạo được thiết kết nhỏ gọn. Có thể đựng được từ 12kg đến 40kg, rất tiện dụng khi cất giữ hay lấy gạo ra sử dụng. Có thể dùng những loại hộp dự trữ thực phẩm chuyên dụng. Được thiết kế đặc biệt với chiếc vòng cao su xung quanh nắp nhằm đảm bảo độ kín hơi.

4 thoughts on “BÍ QUYẾT cách trị mọt trong gạo Dễ Dàng ít ai biết!

  1. Pingback: thuốc diệt muỗi diệt côn trùng| HIỆU QUẢ, UY TÍN, AN TOÀN TẠI TPHCM

  2. Pingback: TOP 1 thuốc diệt MỌT nông sản hiện nay / diệt mọt QUICKPHOS 56%

  3. Pingback: TOP #7+ diệt mọt gỗ tại nhà dễ dàng không tôn sức, hiệu quả cao, an toàn

  4. Pingback: Cách diệt mọt tre, mọt trúc, mọt gỗ, lứa, thóc,... đơn giản và hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0704127758
0704127758
Quỳnh Trang
0704127758
Kinh Doanh
0704127758